Khiếp hãi bì heo bẩn ở TP.HCM: Đột nhập cơ sở chế biến
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.Ba món ăn từ nấm giúp nàng giữ dáng hiệu quả số 1
Giám đốc Sở Môi trường New Delhi Manjinder Singh Sirsa ngày 1.3 cho hay quyết định ngừng tiếp nhiên liệu cho những chiếc ô tô cũ được đưa ra tại một "cuộc họp marathon" về ô nhiễm không khí để "tìm ra các căn bệnh và biện pháp khắc phục", theo AFP."Chúng tôi đã quyết định ngừng cung cấp nhiên liệu cho những phương tiện đã hơn 15 năm tuổi sau ngày 31.3.2025", ông Sirsa nhấn mạnh, cho thêm thiết bị sẽ được lắp đặt tại các trạm xăng để nhận dạng những phương tiện cũ như trên.Những chiếc ô tô chạy bằng dầu diesel và xăng có tuổi đời lần lượt trên 10 và 15 năm không được phép lưu thông trên đường phố ở New Delhi nhưng nhiều chiếc đã bị phát hiện vi phạm quy định.Cũng theo ông Sirsa, các quyết định khác được đưa ra nhằm giảm mức độ ô nhiễm nguy hiểm của thủ đô Ấn Độ bao gồm biến đất cằn cỗi thành "rừng mới" và khuyến khích sinh viên đại học tham gia trồng cây. Ông cho biết thêm chính quyền sẽ bắt buộc các tòa nhà cao tầng, khách sạn và sân bay phải lắp đặt súng chống khói bụi và các tiện ích để kiểm soát ô nhiễm.New Delhi thường xuyên bị xếp hạng là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới và bị bao phủ trong sương mù nồng nặc mỗi năm. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm là do những người nông dân gần đó đốt rơm rạ, cũng như do các nhà máy và khói xe. Cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong những năm qua và việc đóng cửa trường học kéo dài nhiều tuần trên khắp thủ đô New Delhi, nhằm bảo vệ trẻ em dễ bị tổn thương khỏi không khí độc hại, đã trở thành sự kiện diễn ra mỗi năm, theo AFP.
Bị cáo Trương Mỹ Lan và 21 đồng phạm kháng cáo
Tờ The Guardian hôm 29.12 dẫn số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Bán lẻ cho thấy 169.395 việc làm của ngành này đã biến mất trong năm 2024, tăng 42% so với mức độ của năm 2023. Con số trên đánh dấu một năm đầy ảm đạm cho ngành bán lẻ ở Anh, chỉ thua năm 2020 với hơn 200.000 nhân viên bán lẻ mất việc vì các cửa hàng đóng cửa trong giai đoạn dịch Covid-19.Trung tâm cũng ghi nhận 38 nhà bán lẻ lớn của nước này phải chuyển sang hình thức tái cơ cấu hoạt động kinh doanh để tránh vỡ nợ, và những tên tuổi lớn kế tiếp là Lloyds Pharmacy, Carpetright và Ted Baker.Tái cơ cấu tránh phá sản chiếm khoảng 1/3 trong tổng số việc làm bị mất trong ngành bán lẻ ở Anh năm 2024, chiếm 55.914, trong khi phần còn lại thuộc về các chương trình giảm nhân lực của các nhà bán lẻ lớn hoặc các cửa hàng nhỏ phải đóng cửa vì kinh doanh thua lỗ.Ngành bán lẻ chiếm phần đáng kể trong thị trường việc làm ở Anh. Với 2,87 triệu việc làm, ngành này chiếm khoảng 8,5% trong tổng số công việc trên thị trường toàn quốc, theo số liệu gần đây nhất của Hiệp hội Bán lẻ Anh.Giáo sư Joshua Bamfield, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bán lẻ (Anh), đưa ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, như khách hàng thay đổi thói quen mua sắm, lạm phát gia tăng, chi phí năng lượng, phí thuê cửa hàng tăng vọt.Còn theo tính toán của hiệp hội, số việc làm được tuyển dụng trong ngành bán lẻ hiện thấp hơn 30% so với giai đoạn ngay trước dịch Covid-19.Giới chuyên gia cũng cảnh báo các cửa hàng cao cấp quy mô nhỏ có thể đối mặt năm 2025 đầy thách thức vì thuế tăng và thu nhập được điều chỉnh.
Hãng AFP ngày 1.2 dẫn lời giới khoa học cho hay tảng băng trôi lớn nhất thế giới bắt đầu vỡ ra ở Nam Cực, dấu hiệu đầu tiên cho thấy nó sắp vỡ vụn sau khi tách ra và trôi tự do vào năm 2020.Chuyên gia Andrew Meijers thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh (BAS) cho hay một khối băng dài khoảng 19 km đang tách khỏi tảng băng khổng lồ trên. Ông Meijers đã tận mắt chứng kiến tảng băng trôi khi dẫn đầu một nhóm nghiên cứu khoa học vào cuối năm 2023 và mô tả nó là "một vách đá trắng khổng lồ, cao 40 hoặc 50 m, trải dài từ chân trời này đến chân trời kia". Được đặt tên là A23a, tảng băng có diện tích gần 3.360 km2 và nặng gần 1.000 tỉ tấn, trước đó hầu như nguyên vẹn kể từ khi di chuyển chậm dần về phía bắc vào năm 2020. Nó đang trôi về đảo Nam Georgia ở Nam Đại Tây Dương, làm dấy lên lo ngại về việc nó có thể mắc cạn ở vùng nước nông hơn và làm gián đoạn nguồn thức ăn của chim cánh cụt con và hải cẩu."Đây chắc chắn là lát cắt đầu tiên xuất hiện rõ ràng từ tảng băng trôi", theo ông Meijers, người theo dõi tảng băng trôi qua vệ tinh từ năm 2023. Nhà nghiên cứu băng hà Soledad Tiranti hiện đang trong chuyến thám hiểm Nam Cực của Argentina cũng cho hay một phần tảng băng đã vỡ ra. Mảnh vỡ này có diện tích khoảng 80 km2.Ông Meijers cho biết các tảng băng trôi chứa đầy các vết nứt sâu, và mặc dù tảng băng đồ sộ này đã nhỏ lại theo thời gian và mất đi một mảnh nhỏ hơn nhiều, nhưng nó vẫn "giữ nguyên khá tốt".Trước đây, các tảng băng trôi khổng lồ khác đã tan rã "tương đối nhanh trong vài tuần" sau khi chúng bắt đầu mất đi những mảnh lớn, ông nói.Tảng băng A23a tách khỏi thềm lục địa Nam Cực vào năm 1986 nhưng vẫn nằm yên ở đó cho đến năm 2020, khi cuộc hành trình về phía bắc đôi khi khiến nó gặp phải những dòng chảy đại dương và xoay tại chỗ. Khối nước ngọt khổng lồ này bị cuốn trôi bởi dòng chảy đại dương mạnh nhất thế giới là Hải lưu vòng Nam Cực.Ông Meijers cho biết quỹ đạo của nó hướng về Nam Georgia, một vùng kiếm ăn quan trọng của hải cẩu và chim cánh cụt, khó có thể thay đổi vì nó đã mất đi phần này.Nhưng nếu tiếp tục vỡ ra, nó sẽ "gây ra ít mối đe dọa hơn nhiều cho động vật hoang dã" vì các loài động vật kiếm ăn có thể di chuyển dễ dàng giữa các khối nhỏ hơn để tìm thức ăn, ông nói thêm.
Xe qua nhiều đời chủ, thiếu giấy tờ mua bán có được sang tên?
Ngày 3.3, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM tổ chức hội nghị công bố đề án sắp xếp tổ chức bộ máy và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Khi TP.HCM sắp xếp lại tổ chức bộ máy, Sở Văn hóa và Thể thao tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở Thông tin và Truyền thông, đồng thời tổ chức lại đầu mối bên trong.Sở Văn hóa và Thể thao là 1 trong 16 cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND TP.HCM sau khi sắp xếp. Hiện cơ quan này có 10 phòng ban chuyên môn và 25 đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo giảm tối thiểu 15% như quy định.Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM gồm: ông Trần Thế Thuận làm giám đốc và 5 phó giám đốc ông Võ Trọng Nam, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, ông Nguyễn Nam Nhân, ông Nguyễn Minh Nhựt và ông Nguyễn Ngọc Hồi.Nhận nhiệm vụ mới, ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao (nguyên Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông) khẳng định sẽ nhanh chóng tiếp cận công việc và nỗ lực hết sức mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ông cũng mong nhận được sự quan tâm, chỉ đạo từ ban giám đốc, sự hỗ trợ của đội ngũ cán bộ, viên chức trong ngôi nhà chung ngành văn hóa, thể thao, truyền thông.Trao đổi tại hội nghị, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Trần Thế Thuận bày tỏ sự tri ân và trân trọng những đóng góp của các nhân sự nhận nhiệm vụ mới, trong đó có nhiều người giữ chức vụ thấp hơn.Năm 2025, TP.HCM được giao nhiệm vụ cùng các cơ quan Trung ương tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước. Ông Thuận cho biết trong 5 tiểu ban của thành phố thì Sở Văn hóa và Thể thao đóng vai trò thường trực 4 tiểu ban.Năm nay, TP.HCM cũng tổ chức một số lễ kỷ niệm quan trọng như 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, 80 năm Ngày Quốc khánh 2.9… Trong đó, lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam là một trong những hoạt động lớn của ngành.Đánh giá nhiệm vụ trong năm 2025 rất nặng nề, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao yêu cầu các phó giám đốc làm việc với từng phòng ban chuyên môn để xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh. Ông lưu ý chiến lược phát triển văn hóa, thể thao và thông tin truyền thông cần phải hòa quyện vào nhau.Nhấn mạnh truyền thông là công tác không thể thiếu trong phát triển của toàn ngành, ông Thuận tin tưởng nếu phát huy tốt vai trò của từng đơn vị, sự đoàn kết tập thể thì ngành sẽ mạnh lên rất nhiều. "Chúng ta cùng đoàn kết, gắn bó, cộng đồng trách nhiệm để phát triển đơn vị ngày càng tốt hơn", ông Thuận chia sẻ thêm.Thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM sắp xếp lại các phòng ban, đơn vị sự nghiệp như sau:Sắp xếp, chuyển chức năng của Phòng Tổ chức lễ và sự kiện về Văn phòng sở và Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình.Sáp nhập Phòng Báo chí và Phòng Xuất bản, In, Phát hành thành Phòng Báo chí – Xuất bản, ông Trịnh Hữu Anh làm Trưởng phòng.Sắp xếp Trung tâm Văn hóa và Trung tâm Thông tin triển lãm thành Trung tâm Văn hóa và Triển lãm TP.HCM, ông Lê Đức Pháp làm Giám đốc.Sắp xếp Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, Trung tâm Ca nhạc nhẹ, Trung tâm Tổ chức biểu diễn và Điện ảnh thành Trung tâm Nghệ thuật TP.HCM, ông Lê Hồng Sơn làm Giám đốc.Sắp xếp Trung tâm Thể thao dưới nước Yết Kiêu, Câu lạc bộ Thể dục thể thao Thanh Đa thành Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM, ông Hoàng Đức Tân làm Giám đốc.Sắp xếp Nhà thi đấu Thể dục thể thao Phú Thọ, Nhà tập luyện thể thao Phú Thọ, Câu lạc bộ Bơi lặn Phú Thọ, Trung tâm Huấn luyện – Thi đấu Thể dục thể thao thành Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao TP.HCM, ông Lý Đại Nghĩa làm Giám đốc.